Lựa chọn hình thức quảng cáo Tiktok phù hợp nhất cho thương hiệu
1 year ago
Quảng cáo TikTok là một trong những lựa chọn phổ biến giúp các doanh nghiệp tiếp cận tập khách hàng trẻ một cách sáng tạo và vui nhộn. Từ các bài đăng quảng cáo cho đến các chiến dịch hợp tác với người có sức ảnh hưởng, TikTok cho phép các thương hiệu tự do thể hiện sự sáng tạo với nhiều loại hình quảng cáo khác nhau.
Tính đến hiện tại, TikTok đang cung cấp cho người dùng 6 loại hình quảng cáo khác nhau:
Tuy nhiên, không phải loại hình quảng cáo TikTok nào cũng phù hợp cho mọi thương hiệu mà phải dựa trên mục tiêu Marketing và ngân sách của thương hiệu.
Hãy cùng Lion tìm hiểu xem đặc trưng của những quảng cáo này là gì và loại hình nào sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn nhé!
1. IN-FEED ADS
In-feed video là quảng cáo dạng video được hiển thị trên mục “For You” của người dùng. Đây là dạng quảng cáo tương tự với quảng cáo trên Instagram story, được hiển thị toàn màn hình và cho phép người dùng bỏ qua. In-feed video hiện hỗ trợ nút dẫn về landing page của thương hiệu hoặc trang tải ứng dụng (áp dụng cho cả Apple Store và Google Play).
In-feed video được chia thành hai loại: Direct Native Ad và Direct Diversion Ad.
Phù hợp với thương hiệu:
2️. SPARK ADS
Spark Ads là định dạng quảng cáo tự nhiên giúp các thương hiệu sử dụng bài đăng có sẵn trên TikTok cho hoạt động quảng cáo của họ.
Sử dụng 2 nội dung sẵn có dưới đây để chạy quảng cáo Spark Ads:
Phù hợp với thương hiệu:
4️. BRAND TAKEOVER ADS
Brand Takeover Ads là quảng cáo được hiển thị ngay khi người dùng khởi động ứng dụng, kéo dài tối đa 5 giây. Người dùng không thể thả tim hay comment đối với quảng cáo Brand takeover. Ngay khi ấn vào quảng cáo, người dùng sẽ được chuyển tới trang chủ của thương hiệu hoặc tới hashtag challenge – một dạng video được đính kèm hashtag, khuyến khích người dùng khác bắt chước theo để hình thành một trào lưu mới. Ngoài ra, Brand Takeover cũng hỗ trợ cho các chuyển đổi hướng tới landing page bên ngoài ứng dụng.
Loại hình quảng cáo này thường được sử dụng với mục tiêu tăng brand awareness nhờ là ưu thế độc quyền cho mỗi category – tức là chỉ một thương hiệu có thể xuất hiện mỗi ngày trong vị trí đó, hay đồng nghĩa với việc người dùng không thấy nhiều hơn một quảng cáo Brand takeover mỗi ngày.
Phù hợp với thương hiệu:
3️. TOPVIEW
Top view ads là một loại hình quảng cáo được phát triển dựa trên quảng cáo Brand takeover. Điểm khác biệt duy nhất là Quảng cáo TopView xuất hiện ở đầu feed 5 giây sau khi người dùng mở ứng dụng. Đây là video đầu tiên họ xem khi mở ứng dụng và có xuất hiện nút “Bỏ qua” ở góc trên cùng bên phải.
Loại hình quảng cáo này thường được sử dụng với mục tiêu tăng reach và engagement nhờ khả năng hiển thị trên màn hình chính ngay khi mở ứng dụng, phạm vi tiếp cận rộng và số lần hiển thị cao.
Phù hợp với thương hiệu: Có ngân sách lớn
5️. BRANDED HASHTAG CHALLENGE
Branded Hashtag Challenge là hình thức tổ chức một trào lưu sáng tạo video với chủ đề được đính kèm dưới dạng hashtag (VD: #InMyDenim). Hashtag challenge bắt đầu khi một tài khoản đăng tải video đính kèm với hashtag, khuyến khích người theo dõi làm theo. Ở phiên bản trả phí của chức năng này, TikTok cho phép các banner giới thiệu về thử thách xuất hiện ở mục TikTok Discover, dẫn về trang chủ của thương hiệu hoặc trang danh sách các video tham gia thử thách.
Phù hợp với thương hiệu:
6. BRANDED EFFECTS ADS
Branded Effects Ads hoạt động tương tự như các filter ngộ nghĩnh của Snapchat và Instagram Story. Theo đó, các effect được tạo ra bởi thương hiệu sẽ xuất hiện trong danh sách “hot”, “trending” trong 5 ngày đầu tiên ra mắt và tồn tại tối đa 10 ngày. cách thức quảng cáo thúc đẩy sự tương tác hai chiều giữa người dùng và thương hiệu, thông qua nội dung cho chính người dùng tạo ra.
Phù hợp với thương hiệu:
Interesting Articles to Read
1 year ago
Làm quen với các “danh xưng” của người quảng bá hình ảnh nhãn hàngKhi nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến không chỉ là sản phẩm mà còn là những ngôi sao đại diện của nhãn hàng. Đa số họ đều được nhớ đến với chức danh là những đại sứ thương hiệu. Nhưng thực tế, vì ngày càng có nhiều “người nổi tiếng” nhận được sự ưu ái từ các nhãn hàng nên ở thị trường này đã dần hình thành các danh xưng khác nhau cho nhóm nhân vật này.
Read more1 year ago
Thương hiệu mất điểm trong mắt cộng đồng LGBTQ+ do đâu?Trong những năm gần đây, các nhãn hàng thường xuyên đẩy mạnh hoạt động quảng bá ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ vào tháng 6 hằng năm, tức Pride Month (Tháng tự hào). Họ tung ra sản phẩm phiên bản đặc biệt, chạy quảng cáo hoặc thay đổi ảnh đại diện trên các kênh mạng xã hội nhằm thể hiện tôn vinh cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, nhiều công ty bị cáo buộc chỉ đang lợi dụng phong trào cầu vồng để thu lợi nhuận chứ không thực sự quan tâm đến LGBTQ+, hoặc thậm chí có những chiến dịch dù cố động cơ tốt nhưng vì những sơ sót nhỏ đã khiến ý nghĩa của các chiến dịch này trở nên sai lệch và dấy lên làn sóng chỉ trích trong cộng đồng.
Read more1 year ago
Người cha - Hình mẫu cho nhiều chiến dịch quảng cáoTrong những năm trở lại đây, các thương hiệu cũng dần chú trọng tới việc truyền tải thông điệp qua hình ảnh người bố, khi khai thác sâu hơn thì hình ảnh những người "trụ cột" này trở thành những chủ đề thấm đẫm tính nhân văn trong các chiến dịch truyền thông.
Read more