4 cách nhanh nhất để đưa văn hóa đại chúng vào chiến lược Viral marketing trên mạng xã hội

1 year ago

Văn hóa đại chúng là tổng thể các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi dễ gây lan truyền, cùng với âm nhạc và một số hiện tượng xã hội khác có sự đồng tình của số đông, phổ biến nhưng không tuân theo bất cứ quy chuẩn nào trong một nền văn hóa nhất định.

Ngày nay, nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet đã khiến ranh giới giữa văn hóa tinh hoa và văn hóa bình dân ngày càng mờ hóa, thậm chí có lúc lẫn vào nhau và không thể phân biệt được. Những thử thách biến hoá trên TikTok, các series phim Netflix đang “làm mưa làm gió” trên thị trường đến sự lan truyền chóng mặt của meme cũng có thể dễ dàng trở thành một biểu tượng của văn hoá đại chúng.

Đó là lý do tại sao văn hóa đại chúng trở thành một yếu tố quan trọng trong bất cứ chiến lược Viral Marketing nào.

Tùy thuộc vào đặc trưng và sản phẩm của mỗi thương hiệu mà sẽ có cách xây dựng chiến lược khác nhau, nhưng suy cho cùng, luôn có những công thức để đưa yếu tố này vào chiến lược Viral Marketing của riêng mình.

Cùng Lion điểm qua các công thức đó nhé!

1. Theo gót các trào lưu, sự kiện của xã hội Hinh-1

Đăng tải nội dung liên quan đến những sự kiện nổi bật thuộc văn hoá đại chúng, chẳng hạn như lễ trao giải Oscar hay World Cup - là cách tiếp cận kinh điển trong một chiến lược marketing. Các thương hiệu sẽ thu về lượng lớn tương tác từ công chúng bởi sự “đúng chủ đề, đúng thời điểm”.

Song cũng cần chú ý để tránh không chia sẻ hoặc đăng tải về những trào lưu, sự kiện đang gây tranh cãi hoặc có bối cảnh không phù hợp với thương hiệu.

2. Tận dụng sức hút của meme Hinh-2

Theo số liệu từ Statista, có ít nhất khoảng 2/3 thế hệ millennials tức Gen Y và Gen Z thường xuyên chia sẻ meme trên mạng xã hội. Khoảng 55% trong số người dùng từ 13-35 tuổi gửi meme hàng tuần và ít nhất 30% trong số này trao đổi meme hàng ngày.

Trong đó meme được hiểu là một hình ảnh, video kèm tiêu đề hoặc âm thanh mang tính giải trí một cách hài hước, được truyền bá rộng rãi trên mạng xã hội.

Tuy nhiên để sử dụng meme cho chiến lược viral marketing của thương hiệu cũng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Meme không bị lỗi thời
  • Phải phù hợp với đối tượng mục tiêu.
  • Giữ được đặc trưng của thương hiệu.
  • Tìm đúng kênh phân phối.
  • Tránh lạm dụng meme.

3. Sử dụng các hashtag, audio, ngôn ngữ đang lên xu hướng Hinh-3

Một trong những cách đơn giản để viral đó chính là trở thành một phần của trend/xu hướng. Bằng cách sử dụng những hashtag, audio hoặc từ ngữ đang viral sẽ tạo cảm giác gần gũi và công chúng dễ tiếp cận hơn. Ngoài ra, theo thuật toán của đa số các nền tảng mạng xã hội thì khi làm theo cách này sẽ khiến bài đăng được ưu tiên xuất hiện hơn.

Để sử dụng được công thức này, yêu cầu các thương hiệu buộc phải luôn cập nhật nhanh nhất những gì đang diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Vì biết đâu trong một khoảnh khắc nghỉ ngơi, bạn đã trở thành “người tối cổ”.

4. Không bỏ sót các ngày lễ nào trong năm Hinh-4

Đây có lẽ đã không còn là một yếu tố gì xa lạ trong một chiến lược Marketing nói chung. Nhược điểm của công thức này đó chính là sự phổ biến đến mức ai cũng đoán được sự xuất hiện của các chiến dịch truyền thông vào các dịp này. Bù lại nếu khắc phục được nhược điểm này với những phương pháp sáng tạo nội dung mới thì các thương hiệu vẫn dễ dàng hái trái ngọt.

Một gợi ý nhỏ khi sử dụng công thức này đó là tận dụng triệt để các ngày lễ - dù có thể nó không phải là một ngày lễ chính thức, và tạo được sự liên kết giữa những ngày lễ này với các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Interesting Articles to Read

1 year ago

Làm quen với các “danh xưng” của người quảng bá hình ảnh nhãn hàng

Khi nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến không chỉ là sản phẩm mà còn là những ngôi sao đại diện của nhãn hàng. Đa số họ đều được nhớ đến với chức danh là những đại sứ thương hiệu. Nhưng thực tế, vì ngày càng có nhiều “người nổi tiếng” nhận được sự ưu ái từ các nhãn hàng nên ở thị trường này đã dần hình thành các danh xưng khác nhau cho nhóm nhân vật này.

Read more

1 year ago

Thương hiệu mất điểm trong mắt cộng đồng LGBTQ+ do đâu?

Trong những năm gần đây, các nhãn hàng thường xuyên đẩy mạnh hoạt động quảng bá ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ vào tháng 6 hằng năm, tức Pride Month (Tháng tự hào). Họ tung ra sản phẩm phiên bản đặc biệt, chạy quảng cáo hoặc thay đổi ảnh đại diện trên các kênh mạng xã hội nhằm thể hiện tôn vinh cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, nhiều công ty bị cáo buộc chỉ đang lợi dụng phong trào cầu vồng để thu lợi nhuận chứ không thực sự quan tâm đến LGBTQ+, hoặc thậm chí có những chiến dịch dù cố động cơ tốt nhưng vì những sơ sót nhỏ đã khiến ý nghĩa của các chiến dịch này trở nên sai lệch và dấy lên làn sóng chỉ trích trong cộng đồng.

Read more

1 year ago

Người cha - Hình mẫu cho nhiều chiến dịch quảng cáo

Trong những năm trở lại đây, các thương hiệu cũng dần chú trọng tới việc truyền tải thông điệp qua hình ảnh người bố, khi khai thác sâu hơn thì hình ảnh những người "trụ cột" này trở thành những chủ đề thấm đẫm tính nhân văn trong các chiến dịch truyền thông.

Read more