DỄ DÀNG PHÂN BIỆT KOL VÀ KOC

2 years ago

KOL và KOC tuy có điểm tương đồng khi giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đến nhận thức của khách hàng, nhưng về bản chất, lại có nhiều điểm khác nhau. Có thể phân biệt sự khác nhau giữa KOL và KOC dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Mức độ phổ biến: KOL chịu trách nhiệm quảng bá trên quy mô lớn trên thị trường và thường được phân loại dựa trên số lượng người theo dõi từ mạng xã hội (từ 10.000 đến hàng triệu người) và đây cũng chính là tiêu chí quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn đối tượng KOL phù hợp. Ngược lại, thì KOC chỉ là những khách hàng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ và đưa ra nhận xét đánh giá nên độ phủ không quá cao.

  • Mục tiêu sử dụng: Nếu chiến thuật là cần khuếch đại diện rộng và nhanh tăng nhận diện thương hiệu, KOL là một lựa chọn tốt. Nếu cần tương tác với khách hàng, theo dõi phản ứng, tác động tới nhóm khách mục tiêu, nhằm mục đích bán hàng thì KOC sẽ là lựa chọn cần cân nhắc.

  • Tính chuyên môn và tin cậy: Trong khi KOL phải có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để dẫn dắt người dùng mua hàng, KOC thường chỉ chia sẻ trải nghiệm của họ với tư cách là người mua hàng. Tuy nhiên do ảnh hưởng nhiều bởi tính chất PR, quảng cáo thương hiệu, nhiều KOL không thực sự trải nghiệm sản phẩm dẫn đến độ xác thực không cao trong khi KOC sẽ là khách hàng tự tiêu dùng, rút ra đánh giá và review sản phẩm. Do đó, độ tin cậy của khách hàng về thương hiệu sẽ cao hơn.

Vậy nên, tuỳ thuộc vào phân khúc khách hàng, độ tương thích với thương hiệu/sản phẩm cũng như quy mô và ngân sách của từng chiến dịch cụ thể, nhãn hàng có thể cân nhắc để lựa chọn KOL và KOC sao cho phù hợp.

Nguồn: linkedin.com

Interesting Articles to Read

1 year ago

Làm quen với các “danh xưng” của người quảng bá hình ảnh nhãn hàng

Khi nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến không chỉ là sản phẩm mà còn là những ngôi sao đại diện của nhãn hàng. Đa số họ đều được nhớ đến với chức danh là những đại sứ thương hiệu. Nhưng thực tế, vì ngày càng có nhiều “người nổi tiếng” nhận được sự ưu ái từ các nhãn hàng nên ở thị trường này đã dần hình thành các danh xưng khác nhau cho nhóm nhân vật này.

Read more

1 year ago

Thương hiệu mất điểm trong mắt cộng đồng LGBTQ+ do đâu?

Trong những năm gần đây, các nhãn hàng thường xuyên đẩy mạnh hoạt động quảng bá ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ vào tháng 6 hằng năm, tức Pride Month (Tháng tự hào). Họ tung ra sản phẩm phiên bản đặc biệt, chạy quảng cáo hoặc thay đổi ảnh đại diện trên các kênh mạng xã hội nhằm thể hiện tôn vinh cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, nhiều công ty bị cáo buộc chỉ đang lợi dụng phong trào cầu vồng để thu lợi nhuận chứ không thực sự quan tâm đến LGBTQ+, hoặc thậm chí có những chiến dịch dù cố động cơ tốt nhưng vì những sơ sót nhỏ đã khiến ý nghĩa của các chiến dịch này trở nên sai lệch và dấy lên làn sóng chỉ trích trong cộng đồng.

Read more

1 year ago

Người cha - Hình mẫu cho nhiều chiến dịch quảng cáo

Trong những năm trở lại đây, các thương hiệu cũng dần chú trọng tới việc truyền tải thông điệp qua hình ảnh người bố, khi khai thác sâu hơn thì hình ảnh những người "trụ cột" này trở thành những chủ đề thấm đẫm tính nhân văn trong các chiến dịch truyền thông.

Read more