Làm quen với các “danh xưng” của người quảng bá hình ảnh nhãn hàng

1 year ago

Khi nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến không chỉ là sản phẩm mà còn là những ngôi sao đại diện của nhãn hàng. Đa số họ đều được nhớ đến với chức danh là những đại sứ thương hiệu. Nhưng thực tế, vì ngày càng có nhiều “người nổi tiếng” nhận được sự ưu ái từ các nhãn hàng nên ở thị trường này đã dần hình thành các danh xưng khác nhau cho nhóm nhân vật này.

Theo mức độ ảnh hưởng của những ngôi sao này mà các thương hiệu thường phân chia danh xưng dành cho họ thành bốn loại: Người phát ngôn thương hiệu (Brand Spokesperson), Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador), Bạn thân thương hiệu (Friend of the house) và Gương mặt chiến dịch (The face).

Vậy sự khác biệt giữa các danh xưng này là gì? Hãy cùng Lion khám phá những đặc trưng của từng tên gọi này nhé!

1. Người phát ngôn thương hiệu (Brand Spokesperson)

01 (1)

Cho đến nay, Brand Spokesperson là danh xưng cao cấp nhất một ngôi sao có thể nhận được và không phải thương hiệu nào cũng có. Một phát ngôn viên của thương hiệu không những phải có phong cách phù hợp và độ phổ biến cao, mà còn cần am hiểu tốt về nhãn hàng. Ngoài ra, vì Spokesperson sẽ thay mặt thương hiệu trả lời báo chí và truyền thông, lối cư xử lịch thiệp và EQ cao trở thành tiêu chí vô cùng quan trọng.

Hợp đồng trở thành người phát ngôn của thương hiệu mang tính dài hạn. Tương đương với trọng trách “nặng nề” cũng là nhiều đãi ngộ đẳng cấp. Spokesperson sẽ được mặc những bộ trang phục của mùa mới nhất cũng như đặc cách sở hữu các thiết kế độc quyền cho họ. Không những thế, phát ngôn viên sẽ có tần suất xuất hiện trong các sự kiện, show diễn và chiến dịch quảng cáo của thương hiệu dày đặc hơn.

2. Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador)

02

Đại sứ thương hiệu có lẽ là danh xưng phức tạp nhất trong nhóm nhân vật này. Để nhận diện được sự khác biệt đó, chúng ta phải chú ý đến thông cáo bổ nhiệm đại sứ của nhãn hàng. Dựa trên vị trí địa lý, có thể chia ra Global Ambassador, Ambassador khu vực Bắc Mỹ, Ambassador tại Hàn Quốc,… Dựa trên dòng sản phẩm của thương hiệu sẽ là đại sứ dòng thời trang (nam/nữ nếu có), đại sứ dòng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa, phụ kiện,… Và mỗi thương hiệu lại có những cách gọi và phân cấp đặc thù hơn. Chẳng hạn như CHANEL thường chỉ có House Ambassador chứ chưa từng xuất hiện Global Ambassador, Cartier có cách gọi thân mật nhóm đại sứ của mình là Panthère Community,…

Một ngôi sao có thể làm đại sứ của nhiều nhãn hàng miễn không cùng dòng và phân khúc. Tuy nhiên, đây cũng là một bản hợp đồng “khoá chặt” hình tượng và “bán” đi hình ảnh bởi không chỉ cách ăn mặc mà đến thái độ sống của Ambassador cũng phải tôn vinh và thể hiện tiêu chuẩn của sản phẩm. Khác với Spokesperson, Đại sứ có thể không có mối quan hệ thân mật và lâu dài với nhà mốt nhưng hiện là ngôi sao đang trên đỉnh sự nghiệp và có khả năng “mang đồ” thương hiệu tốt.

Nhiệm vụ của Đại sứ thương hiệu chính là trở thành một phần của đội ngũ kinh doanh, hoàn thành mục tiêu và tăng doanh thu cho nhãn hàng. Ngoài ra, Đại sứ xây dựng và nâng cao độ phổ biến và hình ảnh thương hiệu tích cực hơn trong mắt người dùng bằng cách sản xuất nội dung, đưa ra nhận xét về sản phẩm cũng như tham gia vào các sự kiện quảng bá của nhãn hàng.

3. Bạn thân thương hiệu (Friend of the house)

03

Bạn thân thương hiệu không cần đến sức ảnh hưởng bùng nổ tuy nhiên vẫn sở hữu số lượng người theo dõi trung thành và mang lại doanh thu ổn định. Do đó họ có thể là influencer, người mẫu hay ca sĩ miễn là có phong cách và cá tính phù hợp với hình ảnh mà nhãn hàng theo đuổi.

Đặc quyền cũng như nhiệm vụ của bạn thân thương hiệu là mặc hoặc dùng những sản phẩm mới từng mùa, tham dự các sự kiện, lên bìa tạp chí hay xuất hiện trong cả chiến dịch quảng cáo. Tất nhiên, đã là bạn bè thì không nên quá thận cận với các brand “đối thủ của bạn”, nhưng xét cho cùng, họ vẫn không có nhiều ràng buộc rắc rối về mặt giấy tờ.

4. Gương mặt chiến dịch (The face)

04

The Face là “mối tình ngắn ngủi” nhưng vị thế không hề thấp trong thị trường này. Bởi một ngôi sao có trở thành đại sứ sau khi kết thúc chiến dịch quảng bá hay không còn tùy thuộc vào mong muốn và định hướng của chính họ. Không ít những người nổi tiếng tham gia vô số chiến dịch nhưng vẫn là “hoa không chậu” bởi điều này cho họ tự do thay đổi phong cách và cũng dễ dàng thương lượng mức “cát xê” hơn. Mặt khác, chính các đại sứ cũng có thể ký hợp đồng The Face độc lập với hợp đồng đại sứ nhưng vẫn thuộc cùng một brand bởi tính chất và khối lượng công việc khác nhau.

Interesting Articles to Read

1 year ago

Thương hiệu mất điểm trong mắt cộng đồng LGBTQ+ do đâu?

Trong những năm gần đây, các nhãn hàng thường xuyên đẩy mạnh hoạt động quảng bá ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ vào tháng 6 hằng năm, tức Pride Month (Tháng tự hào). Họ tung ra sản phẩm phiên bản đặc biệt, chạy quảng cáo hoặc thay đổi ảnh đại diện trên các kênh mạng xã hội nhằm thể hiện tôn vinh cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, nhiều công ty bị cáo buộc chỉ đang lợi dụng phong trào cầu vồng để thu lợi nhuận chứ không thực sự quan tâm đến LGBTQ+, hoặc thậm chí có những chiến dịch dù cố động cơ tốt nhưng vì những sơ sót nhỏ đã khiến ý nghĩa của các chiến dịch này trở nên sai lệch và dấy lên làn sóng chỉ trích trong cộng đồng.

Read more

1 year ago

Người cha - Hình mẫu cho nhiều chiến dịch quảng cáo

Trong những năm trở lại đây, các thương hiệu cũng dần chú trọng tới việc truyền tải thông điệp qua hình ảnh người bố, khi khai thác sâu hơn thì hình ảnh những người "trụ cột" này trở thành những chủ đề thấm đẫm tính nhân văn trong các chiến dịch truyền thông.

Read more

1 year ago

Cuộc chiến tích xanh của Meta, Twitter và Gmail

Ngày 19/2, Mark Zuckerberg, CEO Meta, thông báo công ty sẽ thu phí tích xanh trên các nền tảng mạng xã hội là Facebook và Instagram. Với những tài khoản đăng ký Meta Verified sẽ được hưởng những tính năng nâng cao gồm chủ động bảo vệ tài khoản và có thể tiếp cận việc hỗ trợ các vấn đề liên quan.

Read more