Những nguyên nhân khiến AI chỉ có thể gắn mác “công cụ hỗ trợ cho Designer”

1 year ago

Thời gian gần đây Trí tuệ nhân tạo AI (artificial intelligence) là một cụm từ được nhắc đến nhiều nhất và chưa bao giờ “nguội”. Bên cạnh những bình luận tích cực về AI như AI là một "trợ thủ" đắc lực trong việc thiết kế hình ảnh thì vẫn tồn tại những phản ứng tiêu cực như liệu sau này khi AI đã “học” đủ thì các designer có bị “thất nghiệp” hàng loạt không?

Trên thực tế, AI quả thực nắm giữ rất nhiều tiềm năng đối với thiết kế nhưng việc “thần thánh hóa” AI là vô cùng sai lệch và cần thiết được đính chính lại để các nhà thiết kế có cái nhìn đúng đắn nhất về AI.

Vậy tại sao lại nói AI không thể thay thế designer, hãy cùng Lion đi trả lời cho câu hỏi đó nhé!

1. Thiếu trí tuệ cảm xúc 1

Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát và đánh giá cảm xúc. Con người kết nối với nhau thông qua sự tương tác hóa học và sinh học của một số hormone và cảm xúc giữa các bộ phận liên quan. AI thì không hề sở hữu loại trí tuệ này bởi AI chỉ bao gồm phần mềm và chip, không phải tế bào sinh học.

Trong thiết kế nói chung, việc thể hiện câu chuyện, ý tưởng của thiết kế đôi khi không chỉ dựa trên một vài từ khóa hay yêu cầu nhất định mà yếu tố cảm xúc trong từng thiết kế cũng vô cùng cần thiết.

Để thấu hiểu được tất cả những điều đó, sự đồng cảm giữa người với người hay có một trí tuệ cảm xúc mới có thể mang những yếu tố đặc biệt vào trong từng thiết kế. Do đó, những sản phẩm của một “AI designer” được tạo nên bởi việc phân tích dữ liệu sẽ thường vô hồn và hiếm khi nào chạm đến được cảm xúc của con người.

2. Không thể tự sáng tạo 2

AI chỉ có thể hoạt động dựa trên dữ liệu có sẵn, bất cứ yêu cầu nào nằm ngoài phạm vi có sẵn thì các công cụ AI sẽ không thể thực hiện được. Thuật toán cơ bản nhất của các phần mềm AI hiện nay đó là tìm kiếm, thu thập và tạo ra một sản phẩm từ những tài nguyên sẵn có mà con người đã đăng tải trước đó. Do đó, quá trình sáng tạo của AI bị giới hạn trong dữ liệu mà nó nhận được.

Mặt khác, con người có thể suy nghĩ vượt trội, tìm nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau và tạo ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp với rất ít hoặc không có dữ liệu. Đối với mỗi thiết kế thành phẩm, tính sáng tạo và độc đáo luôn được đặt lên hàng đầu.

Vậy nên dù những công cụ sáng tạo bằng trí tuệ nhân tạo có phát triển thế nào đi chăng nữa, AI cũng chỉ có thể “học” và ghép ảnh qua những dòng lệnh được nhập bởi con người, chứ chưa thực sự tự sáng tạo được một tác phẩm.

3. Dễ vướng phải vấn đề “bản quyền” 3

Cũng chính từ bản chất của thuật toán, các công cụ thiết kế AI bị cho rằng đang “lấy cắp” hình ảnh từ Google Images, Dribble, Behance,...để học hỏi và tạo ra các tác phẩm khác. Và một vấn đề được đặt ra là khi các tác phẩm này được sử dụng với mục đích thương mại, ai sẽ chịu trách nhiệm với tính pháp lý của chúng.

Nền tảng lưu trữ hình ảnh Getty Images và Shutterstock đã phất lá cờ cảnh cáo đầu tiên cho AI về vấn đề bản quyền khi tuyên bố cấm người dùng đăng tải các tác phẩm do A.I tạo ra lên trang web, với lý do là "các vấn đề về quyền sử dụng chưa được giải quyết" và có khả năng vi phạm luật bản quyền hiện hành.

4. Không thể tự hoạt động 4

Sẽ không có trí tuệ nhân tạo nếu không có trí thông minh của con người. Ngay cái tên AI (Artificial intelligence) hay trí tuệ nhân tạo đã có nghĩa là trí thông minh được con người tạo ra, mô phỏng theo trí tuệ của con người dựa trên thuật toán.

Tức là mọi chương trình và đặc tính của bất kỳ công cụ AI nào cũng bị kiểm soát và điều khiển bởi con người, do vậy, không phải AI, con người mới là nhân tố trung tâm quyết định đến mức độ ảnh hưởng của mọi hoạt động.

Interesting Articles to Read

1 year ago

Làm quen với các “danh xưng” của người quảng bá hình ảnh nhãn hàng

Khi nhắc đến các thương hiệu nổi tiếng chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến không chỉ là sản phẩm mà còn là những ngôi sao đại diện của nhãn hàng. Đa số họ đều được nhớ đến với chức danh là những đại sứ thương hiệu. Nhưng thực tế, vì ngày càng có nhiều “người nổi tiếng” nhận được sự ưu ái từ các nhãn hàng nên ở thị trường này đã dần hình thành các danh xưng khác nhau cho nhóm nhân vật này.

Read more

1 year ago

Thương hiệu mất điểm trong mắt cộng đồng LGBTQ+ do đâu?

Trong những năm gần đây, các nhãn hàng thường xuyên đẩy mạnh hoạt động quảng bá ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ vào tháng 6 hằng năm, tức Pride Month (Tháng tự hào). Họ tung ra sản phẩm phiên bản đặc biệt, chạy quảng cáo hoặc thay đổi ảnh đại diện trên các kênh mạng xã hội nhằm thể hiện tôn vinh cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, nhiều công ty bị cáo buộc chỉ đang lợi dụng phong trào cầu vồng để thu lợi nhuận chứ không thực sự quan tâm đến LGBTQ+, hoặc thậm chí có những chiến dịch dù cố động cơ tốt nhưng vì những sơ sót nhỏ đã khiến ý nghĩa của các chiến dịch này trở nên sai lệch và dấy lên làn sóng chỉ trích trong cộng đồng.

Read more

1 year ago

Người cha - Hình mẫu cho nhiều chiến dịch quảng cáo

Trong những năm trở lại đây, các thương hiệu cũng dần chú trọng tới việc truyền tải thông điệp qua hình ảnh người bố, khi khai thác sâu hơn thì hình ảnh những người "trụ cột" này trở thành những chủ đề thấm đẫm tính nhân văn trong các chiến dịch truyền thông.

Read more